THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ÐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
-
Ðối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu:
1.1 Ðối tượng chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu:
Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất,
kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam
hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa,
trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định cuả pháp luật .
1.2 Ðối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu:
Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại bao gồm: hàng viện trợ cuả các tổ chức quốc tế,
Nhà nước, Chính phủ, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài viện trợ cho Chính phủ Việt Nam hoặc cho các tổ chức, đoàn thể,
hiệp hội cuả Việt Nam.
Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại phải có đầy đủ các giấy tờ để xuất trình với hải quan như sau:
– Giấy xác nhận hàng viện trợ cuả cơ quan có thẩm quyền,
ghi rõ cơ quan, tổ chức viện trợ là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
– Các giấy tờ khác có liên quan đến việc tiếp nhận lô hàng như quy định đối với hàng hoá nhập khẩu.
– Quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Ðồ dùng cuả các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, hàng là đồ dùng cuả người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo.
– Hàng chuyển khẩu quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu.
– Càc loại nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu
theo hợp đồng sản xuất gia công với nước ngoài.
– Hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho các đối tượng và trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu:
Hàng hoá nhập khẩu cung ứng trực tiếp cho tàu biển, máy bay, tàu hoả, phương tiện
vận tải khác từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến (qua)
Việt Nam để đi tiếp đến nước ngoài như cung ứng xăng,
dầu, nước và các loại thực phẩm, bao gồm cả suất ăn phục vụ hành khách,
cung ứng các dịch vụ sửa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải quốc tế hoạt động vận chuyển hàng hoá, hành lý,
hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài và từ nước ngoài đến Việt Nam.
– Các loại hàng hoá xuất khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng miễn thuế,
tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới.
– Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng và các loại
vàng chưa chế tác thành sản phẩm, mỹ nghệ đồ trang sức hay sản phẩm khác.
– Các loại thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được mà cơ sở có dự án
đầu tư nhập khẩu để làm tài sản cố định theo dự án đó.Trường hợp cơ sở nhập khẩu dây
chuyền thiết bị máy móc đồng bộ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nhưng trong dây
chuyền đồng bộ đó có cả loại thiết bị máy móc trong nước
đã sản xuất được thì cũng không tính thuế giá trị gia tăng cho cả dây chuyền thiết bị máy móc đó.
– Vũ khí, khí tài chuyên dùng nhập khẩu phục vụ quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng,
Bộ Công an xác định cụ thể danh mục và trao đổi, thống nhất với Bộ Tài chính và được
Bộ Tài chính xác nhận bằng văn bản.
– Chuyển giao công nghệ được xác định theo quy định tại chương III”Chuyển giao công nghệ”
cuả Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghiã Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ðối với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có kèm theo máy móc, thiết bị thì việc không thu
thuế chỉ thực hiện đối với phần giá trị công nghệ được chuyển giao.
– Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.-
– Sản phẩm nhập khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác như: dầu thô,
than đá, đá phiến, cát, đất hiếm,đá quý,quặng man-gan, quặng thiếc, quặng sắt, quặng crommit, quặng emenhit, quặng apatit.
1.3 Ðối tượng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở
Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.
Học kế toán thực hành ở Thanh Hóa
Học kế toán thực tế ở Thanh Hóa
Lớp học kế toán thuế ở Thanh Hóa
Hoc ke toan thuc hanh o Thanh Hoa
Đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa
Trung tâm dạy kế toán ở Thanh Hóa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Cá nhân quyết toán thuế trễ hạn có bị phạt 2024?
Trung tam ke toan tai thanh hoa Nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập...
Các trường hợp nhận diện là bên giao dịch liên kết
Học kế toán tại thanh hóa Làm thế nào để nhận diện là bên giao...
Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Học kế toán tại thanh hóa Đối với trường hợp chậm nộp báo cáo tài...
Hướng dẫn cách trình chiếu 2 màn hình riêng biệt trong Powerpoint với Presenter View
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Bạn muốn kiểm soát bài thuyết trình...
Hướng dẫn bạn tạo CV chuyên nghiệp trong Microsoft Word
Học tin học tại thanh hóa Muốn tạo CV chuyên nghiệp, Microsoft Word có tích...
Hướng dẫn bạn điều chỉnh tỷ lệ hiển thị trong Windows 11
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Nếu muốn điều chỉnh tỷ lệ phần...
Hướng dẫn cách chèn logo chìm vào văn bản trong Word
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Để bảo vệ bản quyền cho bản...
Các khoản phải thu bao gồm những loại nào ?
Học kế toán tại thanh hóa Khoản phải thu bao gồm những khoản nào? Nguyên...