HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Tạm Ngừng Kinh Doanh Có Bị Thanh Tra Thuế

lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa

Khi tạm ngưng kinh doanh doanh nghiệp có bị thanh tra thuế hay không? Bài viết hôm nay

kế toán ATC xin chia sẽ thông tin về vấn đề này nhé!

  1. Tạm ngừng kinh doanh là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm ngừng

kinh doanh như sau:

Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện

tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển

tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng

kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn

tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp

tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

  1. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 sđ bs 2021 quy định về tạm ngừng,

đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh như sau:

– Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất

là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm

ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh trong trường hợp sau đây:

  • Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp

cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ

điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;

  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật

về quản lý thuế, môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

  • Đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một, một số ngành, nghề kinh doanh hoặc trong một

số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án.

lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa Khi tạm ngưng kinh doanh doanh nghiệp có bị thanh tra thuế hay không? Bài viết hôm naykế toán ATC
lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa

– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc

thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ

nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

  1. Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế?

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ. Nếu trong

thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính nộp

thuế, doanh nghiệp đó có thể bị thanh tra thuế bởi tổ chức chuyên trách thực hiện trong công

tác kiểm tra của cơ quan thuế.

Căn cứ Điểm d, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định Luật Quản lý thuế có quy định:

“Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn

đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc

chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định

của Luật Quản lý thuế”.

Như vậy, việc kiểm tra, thanh tra phát sinh ở trong giai đoạn các doanh nghiệp tạm ngừng kinh

doanh khi doanh nghiệp đó có rủi ro về thuế. Có thể hiểu, khi các doanh nghiệp nhận một thông

báo về thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế trong thời gian doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng

kinh doanh thì việc các cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế là đúng với quy định của pháp luật

và doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chấp hành.

lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa Khi tạm ngưng kinh doanh doanh nghiệp có bị thanh tra thuế hay không? Bài viết hôm naykế toán ATC
lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

Tiêu chí đánh giá xem một doanh nghiệp có đang trong tình trạng tạm ngừng kinh doanh

có rủi ro về thuế hay không dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp
  • Các thông tin nghiệp vụ ngay tại thời điểm ra quyết định để thực hiện phân loại người nộp thuế
  • Số lần mà các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, vì thế mà khi một doanh nghiệp mà

thực hiện tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần thì sẽ được cơ quan thuế cân nhắc để có thể phân l

oại về mức rủi ro về thuế, gồm các mức là rủi ro rất thấp, thấp, trung bình và cao và rất cao

  1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong kiểm tra thanh tra thuế 

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong kiểm tra thuế

+ Quyền của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:

  • Từ chối việc kiểm tra khi mà không có quyết định kiểm tra thuế;
  • Từ chối việc cung cấp các thông tin, các tài liệu không liên quan đến những nội dung kiểm

tra thuế; các thông tin, các tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;

  • Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu cơ quan thuế giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
  • Bảo lưu các ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
  • Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.

+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh:

  • Chấp hành các quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, các tài liệu liên quan đến những nội

dung kiểm tra theo các yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về

tính chính xác, tính trung thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

  • Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
  • Chấp hành các kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, các kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa Khi tạm ngưng kinh doanh doanh nghiệp có bị thanh tra thuế hay không? Bài viết hôm nay kế toán ATC xin chia
lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa

– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong thanh tra thuế:

+ Quyền của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong việc thanh tra:

  • Giải trình về các vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
  • Khiếu nại về các quyết định, các hành vi của người ra quyết định thanh tra, của trưởng

đoàn thanh tra, của các thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thực hiện thanh tra; khiếu nại

về kết luận thanh tra, về quyết định xử lý sau khi  thanh tra theo các quy định của pháp luật về khiếu

nại; trong khi mà chờ giải quyết khiếu nại, thì người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;

  • Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu cơ quan thuế giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
  • Từ chối cung cấp các thông tin, các tài liệu không liên quan đến những nội dung thanh tra thuế,

các thông tin, các tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;

  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật;
  • Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, của trưởng đoàn

thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế theo đúng quy định của pháp luật.

+ Nghĩa vụ của doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong việc thanh tra

  • Chấp hành theo quyết định thanh tra thuế;
  • Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, các tài liệu theo yêu cầu của người

ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và

sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;

  • Thực hiện các yêu cầu, các kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, theo quyết định xử lý của người

ra quyết định thanh tra, của trưởng đoàn thanh tra, của các thành viên của đoàn thanh tra và

các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

  • Ký biên bản thanh tra.

Trên đây là bài viết thông tin đến bạn về việc doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh có bị thanh

tra thuế hay không. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn thành công!

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

lớp đào tạo kế toán ở thanh hóa

Hoc ke toan thue tai thanh hoa

Trung tâm kế toán ở thanh hóa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).