Thời khắc giao thừa được quây quần cùng lũ bạn bên nồi bánh trưng rồi cùng hồi hộp xem bố châm lửa đốt pháo… Bịt tai cười giòn tan…nhặt pháo xót lại kỷ niệm đẹp và ký ức không thể quên nên nhiều người muốn tìm lại cảm xúc đó bằng mong muốn được đốt pháo…Cũng dễ thông cảm thôi nhờ
Người dân được phép đốt pháo hoa: Coi chừng nhầm lẫn với pháo hoa nổ
Nhiều người vẫn đang nhẫm lần giữa khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ nên rất dễ có hành vi vi phạm pháp luật.
Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo. Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 11/1/2021.
Theo đó, thêm nhiều trường hợp sẽ được bắn pháo hoa gồm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trên 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần…) được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật…
Người dân cần phân biệt rõ đâu là pháo hoa và đâu là pháo hoa nổ. Ảnh minh họa.
Thế nhưng, nhiều người vẫn đang chưa hiểu rõ về khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ.
Ngày 3/12, trao đổi với PV, đại diện Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cho hay, trong Nghị định 137 đã giải thích rõ: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Học kế toán tại Thanh Hóa
“Tôi lấy ví dụ như loại pháo người dân thường sử dụng cắm trên bánh sinh nhật, đó được hiểu là pháo hoa vì tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng nhưng không gây ra tiếng nổ”, vị đại diện cho hay.
Ngoài ra, tại Điều 17 Nghị định 137 quy định, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Điện diện C06 nói thêm, pháo hoa nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Đơn cử như các màn bắn pháo hoa tại Hồ Gươm, Hồ Tây… trong đêm Giao thừa Tết Nguyên đán hằng năm. Đối với pháo hoa nổ, người dân bị cấm tuyệt đối, không được phép mua bán, tàng trữ hay sử dụng.
Học kế toán thuế tại Thanh Hóa
Như vậy, có thể hiểu, người dân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các dịp Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi… và chỉ được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòng.
Hiện nay, các cửa hàng tạp hóa vẫn bán pháo hoa và người dân thường đến đây mua. Tuy nhiên, từ ngày 11/1/2021 khi Nghị định 137 có hiệu lực, việc làm này là vi phạm pháp luật. Người dân chỉ được phép mua bán tại những nơi do Bộ Quốc phòng cấp phép.
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến pháo
Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.
Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.
Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.
Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.
Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.
Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.
Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Học tin học tại thanh hóa
Học tin học tại thanh hóa “Học tập không bao giờ là đầu đuôi, mà...
Cách nhập tiếng Hàn, Nhật, Trung, Thái,… trên máy tính Windows 11
Trung tâm tin học tại thanh hóa Muốn nhập tiếng Hàn, Nhật hoặc Trung trên...
Cách ngăn chặn việc vô tình kéo và thả văn bản trong Word
Hoc tin hoc cap toc o thanh hoa Khi soạn thảo việc bạn vô tình...
Cách kiểm tra phiên bản bluetooth của máy tính Windows 11
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Nếu muốn kiểm tra phiên bản bluetooth...
Cách hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định
Trung tâm kế toán ở thanh hóa Các bạn kế toán đã biết cách hạch...
Quy trình nhập kho hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
Hoc ke toan thuc hanh tai thanh hoa Hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia...
Quy định về hạch toán công tác phí cho doanh nghiệp
Học kế toán tại thanh hóa Đối với chi phí đi công tác thì hạch...
Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho và cách hạch toán
Học kế toán ở thanh hóa Doanh nghiệp của bạn lựa chọn phương pháp kiểm...