HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Doanh nghiệp bị thanh tra thuế cần chuẩn bị những gì?

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa

Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thanh tra, kiểm tra thuế? Bài viết sau đây kế toán

ATC xin thông tin đến bạn đọc nhé!

  1. Thanh tra thuế là gì

Thanh tra thuế là hoạt động chỉ được thực hiện tại trụ sở doanh nghiệp, công ty của người nộp thuế.

Việc thanh tra không được thực hiện thường xuyên mà chỉ được lên kế hoạch định kỳ đối với một số

đối tượng nhất định trong các trường hợp (theo quy định tại Điều 113 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14)

– Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế, gian lận thuế;

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng – chống tham nhũng;

– Cơ quan thuế phát hiện sai lệch dựa trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế;

– Theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước hoặc kết luận của thanh tra Nhà nước và cơ

quan khác có thẩm quyền.

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thanh tra, kiểm tra thuế? Bài viết sau đây kế
trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa
  1. Những hoạt động doanh nghiệp cần chuẩn bị cho thanh tra, kiểm tra thuế

Sau khi nhận được thông báo, quyết định của cơ quan thuế về việc thanh tra thuế, kế toán

cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau.

2.1. Hồ sơ pháp lý cần chuẩn bị

Kế toán tiến hành rà soát, kiểm tra lại các hồ sơ pháp lý của công ty và các công văn đi, đến liên

quan đến pháp lý, thuế.

2.2. Sắp xếp chứng từ gốc

Kế toán sắp xếp chứng từ gốc hàng tháng theo thứ tự trong Bảng kê thuế đầu vào, đầu ra đã nộp

hàng tháng, hàng quý. Mỗi bộ chứng từ phải đầy đủ các giấy tờ chứng minh nghiệp vụ kế toán phát

sinh (hóa đơn, hợp đồng, biên bản nghiệm thu thanh lý, phiếu xuất nhập kho,…). Tất cả chứng từ

phải có đầy đủ chữ ký của những người có liên quan.

Lưu ý: Kế toán nên kiểm soát hồ sơ, chứng từ chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ và đúng quy định mới

thực hiện thanh toán, hạch toán.

2.3. Kiểm tra lại hạch toán nghiệp vụ kế toán trên phần mềm

Trên cơ sở kiểm tra các loại hóa đơn, chứng từ gốc, kế toán đồng thời kiểm tra lại việc hạch toán

các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên phần mềm và tiến hành đối chiếu với các hóa đơn trên Cổng

thông tin điện tử Hóa đơn điện tử.

2.4. Sắp xếp các báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

Kế toán tiến hành sắp xếp các loại báo cáo đã nộp theo năm. Hồ sơ phục vụ thanh tra thuế chủ

yếu gồm các loại báo cáo sau:

– Tờ kê khai thuế GTGT hàng tháng;

– Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;

– Báo cáo thuế TNDN tạm tính hàng quý;

– Báo cáo tài chính;

– Quyết toán thuế TNDN, TNCN, hoàn thuế,… theo từng năm.

Với các loại sổ sách, kế toán những sắp xếp theo năm và in đầy đủ các loại sổ sách theo quy định.

2.5. Sắp xếp các loại hợp đồng

Kế toán tiến hành sắp xếp hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra riêng theo thứ tự thời gian phát sinh.

Kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có như biên bản nghiệm thu, thanh lý

hợp đồng, các loại biên bản bàn giao,…

Ngoài ra, các loại hợp đồng khác phải chuẩn bị như hợp đồng lao động (bao gồm phụ lục đi kèm),

hợp đồng giao khoán công việc, các quyết định bổ nhiệm, điều chuyển công tác hoặc tăng lương.

Chú ý sắp xếp và chuẩn bị cả hồ sơ nhân sự đi kèm theo các hợp đồng lao động đã ký.

Các loại hợp đồng thuê ngoài như thuê máy móc thiết bị, vận chuyển,…

2.6. Kiểm tra sổ phụ ngân hàng

Người kế toán kiểm tra xem đã chuẩn bị các sổ phụ ngân hàng hàng năm hay chưa.

2.7. Các loại kiểm tra khác

Ngoài các loại hồ sơ, chứng từ và hợp đồng trên, người kế toán phải tiến hành kiểm tra các loại hồ sơ sở:

– Kiểm tra và đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái tài khoản;

– Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản như hóa đơn đầu ra,

hóa đơn đầu vào và sổ kế toán;

– Kiểm tra đối chiếu công nợ khách hàng đã có đầy đủ các đối chiếu hết công nợ với khách hàng;

– Kiểm tra các khoản chi phí phải trả;

– Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra với bảng kê khai thuế;

– Kiểm tra đầu vào và đầu ra đã trùng khớp/không chênh lệch;

– Kiểm tra chữ ký trên các hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

  1. Một số quy định về thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp

3.1. Thời gian và tần suất thanh tra, kiểm tra thuế

Luật Quản lý thuế không quy định cụ thể về thời gian, tần suất tiến hành thanh tra thuế tại các

doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thuộc các trường hợp được lựa chọn theo chuyên đề, kế hoạch

sẽ tiến hành thanh tra thuế không quá 1 lần trong 1 năm.

Thông thường, vào cuối năm, các chi cục thuế sẽ lên danh sách các doanh nghiệp thuộc diện thanh

tra thuế. Hoặc nếu trong quá trình rà soát, đối chiếu, cơ quan thuế phát hiện công ty có dấu hiệu vi

phạm pháp luật về thuế thì sẽ nhận được thông báo về hoạt động thanh, kiểm tra thuế.

trung tam dao tao ke toan tai thanh hoa Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thanh tra, kiểm tra thuế? Bài viết sau đây kế
trung tâm đào tạo kế toán tại thanh hóa

3.2. Quyết định thanh tra, kiểm tra thuế

Cơ quan thuế phải gửi Quyết định kiểm tra, thanh tra thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03

ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký. Trước khi công bố Quyết

định thanh tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền

thuế phải nộp thì cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng văn bản bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế

(theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế).

Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh

tra thuế (theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 114 Luật Quản lý thuế).

Kể từ lúc nhận quyết định thanh tra, kiểm tra thuế đến trước khi có kết quả được công bố, người nộp

thuế có thể làm văn bản đề nghị lùi thời gian tiến hành kiểm tra nếu có lý do chính đáng và thuyết phục.

Trên đây là bài viết hướng dẫn những gì cần chuẩn bị khi kiểm tra, thanh tra thuế, kế toán ATC cảm

ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

trung tâm đào tạo kế toán tại thanh hóa Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi thanh tra, kiểm tra thuế? Bài viết sau đây kế toán ATC
trung tâm đào tạo kế toán tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

trung tam dao tao ke toan o thanh hoa

Dia chi ke toan thuc hanh chat luong tai Thanh Hoa

Noi day ke toan thue o Thanh Hoa

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).