lớp đào tạo kế toán tại thanh hóa
Chế độ nghỉ phép năm cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm, vậy năm 2023 có gì mới về chế độ này,
chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!
1/ Thay đổi về thời gian làm việc tính hưởng phép năm
So với Điều 6 Nghị 43/2015/NĐ-CP, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính
số ngày nghỉ hằng năm tại Nghị định 145 đã có sự điều chỉnh. Cụ thể, Điều 65 Nghị định này đã liệt kê
cụ thể 10 khoảng thời gian được tính là thời gian làm việc để hưởng phép năm như sau:
– Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm
việc cho người sử dụng lao động;
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không
quá 01 tháng/năm;
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian
làm việc (trước đó quy định là thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn);
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý
kỷ luật lao động (trước đó quy định là thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc);
Đồng thời, quy định mới đã bỏ nội dung về thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội. Theo đó, thời gian bị tạm giữ, tạm giam sẽ không
được tính là thời gian làm việc để tính hưởng phép năm.
Sự thay đổi này sẽ phần nào ảnh hưởng đến số ngày nghỉ hằng cũng như thời gian tính thâm niên để hưởng
phép năm của người lao động. Vì vậy, người lao động cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
2/ Cách tính ngày nghỉ phép năm trong các trường hợp đặc biệt
Cách tính số ngày nghỉ phép năm của người lao động chưa làm đủ 12 tháng và người lao động làm việc
tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước đã được quy định
chi tiết và cụ thể hơn tại Điều 66 Nghị định 145/2020.
Theo đó, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau:
Số ngày nghỉ | = | (Số ngày nghỉ hằng năm : 12) | x | Số tháng làm việc thực tế |
Trong đó:
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện làm việc theo quy
định tại khoản 1 Điều 113 BLLĐ 2019, cụ thể:
+ 12 ngày làm việc: Công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc: Lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người
lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc.
Với người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà
nước, toàn bộ thời gian làm việc được tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm nếu người lao động tiếp tục
làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
3/ Thay đổi về cách tính lương cho những ngày chưa nghỉ phép
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 113 BLLĐ 2019, người lao động chỉ được thanh toán tiền lương cho
những ngày nghỉ hằng năm mà chưa nghỉ trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm. Đồng thời,
tại Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, căn cứ trả lương trong trường hợp này cũng có sự thay đổi.
Thay vì trả lương theo mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng trước liền kề
trước khi thôi việc, bị mất việc làm (với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng) hoặc bình quân
bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc (nếu làm việc chưa đủ 06 tháng).
Theo đó, tiền lương làm căn cứ trả những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày
nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Trên đây là những điểm mới về chế độ nghỉ phép năm của người lao động năm 2023, kế toán ATC
cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn ứng dụng thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Hoc ke toan thue o thanh hoa
Hoc ke toan thue tai thanh hoa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Ghi nhận doanh thu bán hàng khuyến mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Trung tam ke toan tai thanh hoa Doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu bán...
Điều kiện để chi phí khấu hao được tính vào chi phí được trừ
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Điều kiện nào để chi phí khấu...
Chữ Ký Số Là Gì? Công dụng của chữ ký số
Học kế toán ở thanh hóa Hiện nay các giao dịch như nộp tiền thuế...
Cách kết nối máy in với laptop
Học tin học thực hành ở thanh hóa Bạn đang muốn kết nối máy tin...
Cách đơn giản để hủy đánh số tự động trong Word
Hoc tin hoc tai thanh hoa Khi muốn hủy đánh số tự động, bạn hãy...
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa THÓI QUEN QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG. Một...
Quên mật khẩu laptop HP phải làm thế nào?
Trung tâm tin học tại thanh hóa Bạn đang dùng laptop HP và bạn quên...
Mách bạn cách xóa nhiều trang trong Word.
Hoc tin hoc cap toc o thanh hoa Xóa nhiều trang trong word? Bằng cách...