HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang theo đúng quy định

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá

Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tài khoản 154 và cách vận dụng nó cho công ty sản xuất nhé!

  1. Nguyên tắc tài khoản 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp quy định về

tài khoản 154. Khi kê khai, hạch toán tài khoản 154 chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cần đảm

bảo những nguyên tắc được quy định.

Tài khoản 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá

thành hàng hóa, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch

toán tồn kho. Tại các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho, tài khoản

154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ.

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tài khoản 154 và cách vận dụng nó cho công
Học kế toán thuế tại Thanh Hoá

Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh

của sản phẩm hình thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ của các

doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ. TK 154 phản ánh chi phí của các hoạt động sản xuất,

gia công chế biến hoặc các doanh nghiệp thương mại cung cấp dịch vụ.

Chi phí được hạch toán trong TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh (xưởng, kho, bộ phận

sản xuất, công trường,…), theo loại, nhóm sản xuất hoặc các chi tiết của sản phẩm.

Tài khoản 154 gồm các chi phí sau:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

– Chi phí nhân công trực tiếp;

– Chi phí sử dụng máy thi công đối với các hoạt động xây, lắp;

– Chi phí SXC (sản xuất chung).

  1. Kết cấu tài khoản 154

2.1. Nợ TK 154

– Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,

chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất hàng hóa;

– Chi phí nguyên vật vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,

chi phí SXC phát sinh trong kỳ, liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá

khoán nội bộ xây lắp;

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở cuối kỳ (đối với doanh nghiệp hạch toán

hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

2.2. Có TK 154

– Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng

nội bộ hoặc đã sử dụng ngay;

– Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp đã hoàn thành và bàn giao từng phần hoặc tiêu thụ toàn bộ trong kỳ;

– Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng;

– Giá trị nguyên vật liệu hay sản phẩm bị hư hỏng không sửa chữa được;

– Giá trị nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công vượt trên mức bình thường;

– Chi phí SXC cố định không phân bổ, không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính

vào giá vốn hàng hóa của kỳ kế toán;

– Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn hàng hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm

dài mà kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí SXC cố định đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định

được chi phí SXC cố định không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá

vốn hàng hóa (Có TK 154, Nợ TK 632);

– Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở đầu kỳ (với doanh nghiệp hạch toán tồn kho

theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

  1. Phương pháp vận dụng tài khoản 154

Phương pháp vận dụng tài khoản 154 tuân thủ nguyên tắc được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC

và 133/2016/TT-BTC và áp dụng riêng đối với các ngành khác nhau. Phương pháp vận dụng TK 154

thường được tìm kiếm và sử dụng trong ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Xây dựng và Kinh doanh dịch vụ.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế trong ngành Công nghiệp

Trong trường hợp hạch toán tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, phòng kế toán phải hạch toán như sau:

  1. a) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa

Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp

  1. b) Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NCTT theo từng đối tượng tập hợp chi phí:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa (với chi phí nhân công cao hơn mức bình thường)

Có TK 622 – Chi phí NCTT

  1. c) Trường hợp mức sản phẩm thực tế được sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường,
  2. thì kế toán thực hiện tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí SXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Có TK 627 – Chi phí SXC

  1. d) Trường hợp mức sản phẩm thực tế được sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường, thì

kế toán phải tính và xác định chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm

theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn

hàng hóa trong kỳ.

Học kế toán thuế tại Thanh Hoá Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tài khoản 154 và cách vận dụng nó cho công
Học kế toán thuế tại Thanh Hoá

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 627 – Chi phí SXC

  1. e) Giá trị NVL xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho

Nợ TK 152 – Chi phí NVL

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

  1. g) Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây thiệt hại phải bồi thường

Nợ TK 138 – Khoản thu khác (TK 1388)

Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động

Có TK 154 – Chi phí SXKD dang dở

h) Với doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí NVL trực tiếp,

chi phí NCTT và chi phí SXC sang TK 154. Khi xác định được chi phí NVL, chi phí NCTT vượt quá

mức bình thường và chi phí SXC cố định không tính vào giá thành sản phẩm. Thì kế toán phản ánh

chi phí NVL, NCTT và SXC cố định không phân bổ mà phải tính giá vốn hàng hóa

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng hóa

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (trong trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622 sang TK 154)

  1. i) Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang

Trên đây là nội dung liên quan đến vận dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã hiểu về cách hạch toán, kết chuyển các chi phí liên quan đến TK 154.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách vận dụng tài khoản 154, kế toán ATC hi vọng đã mang lại nhiều

thông tin cần thiết cho bạn đọc.

Chúc các bạn học tập và làm việc tốt nhé!

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thuế ở Thanh Hoá

Noi day ke toan tot nhat tai Thanh Hoa

Trung tâm dạy tạo kế toán tổng hợp ở Thanh Hóa

Trung tam day tao kế toan tong hop tai Thanh Hoa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).