Học kế toán tại thanh hóa
Bài viết sau đây kế toán ATC sẽ hướng dẫn các bạn cách tính tiền tàu xe đi đường và tiền lương
ngày phép, mời các bạn theo dõi nhé!
1/ Thời gian nghỉ phép năm của người lao động có gì mới?
Quy định về nghỉ hằng năm theo BLLĐ năm 2019 về cơ bản được kế thừa từ BLLĐ năm 2012.
Cụ thể, Điều 113 BLLĐ năm 2019 quy định, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng
lao động thì được nghỉ hằng năm như sau:
– 12 ngày làm việc: Công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc: Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cứ làm việc đủ 05 năm thì người lao động được tính thêm tương ứng 01 ngày phép (Điều 114 BLLĐ năm 2019).
Trong khi đó, người lao động chưa làm việc đủ 12 tháng chỉ được nghỉ phép năm với số ngày tỷ lệ
tương ứng với số tháng làm việc.
Tuy nhiên thời gian làm việc tính hưởng phép năm từ 01/02/2021 đã có sự điều chỉnh theo Nghị định
145/2020. Theo đó, thời gian người lao động bị tạm giam, tạm giữ sẽ không được tính vào thời gian
làm việc hưởng phép năm.
Đồng thời, tại Điều 65 Nghị định 145, thời gian nghỉ vì tạm đình chỉ công việc cũng được tính vào thời
gian làm việc hưởng phép năm mà không cần điều kiện sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc
không bị xử lý kỷ luật lao động.
2/ Cách tính tiền tàu xe đi đường trong thời gian nghỉ phép năm
Khoản 6 Điều 113 BLLĐ năm 2019 quy định:
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà
số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài
ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Mặc dù quy định này không hề nhắc đến tiền tàu xe đi đường nhưng người lao động vẫn sẽ được hưởng
quyền lợi này theo hướng dẫn tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 67. Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm và các ngày
nghỉ có hưởng lương khác
-
Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm theo khoản 6 Điều 113
-
của Bộ luật Lao động do hai bên thoả thuận.
Theo đó, người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi
đường cả đi và về trên 02 ngày thì nhận thêm tiền tàu xe cho những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hẳng năm.
Số tiền tàu xe này sẽ do các bên tự thỏa thuận nhưng người lao động chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Bên cạnh đó, người lao động còn được tính thêm tiền lương cho những ngày đi đường (từ ngày thứ 03 trở đi)
theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
3/ Nghỉ phép năm, người lao động được tính lương thế nào?
Trước đây, căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người
lao động những ngày nghỉ hằng năm được tính dựa trên tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của
tháng trước liền kề.
Tuy nhiên, hiện nay, quy định này đã bị thay thế bởi khoản 2 Điều 67 Nghị định 145 như sau:
- Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có
hưởng lương theo Điều 112, khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao
động là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc
riêng có hưởng lương.
Theo đó, người lao động sẽ được trả lương cho những ngày nghỉ phép năm theo tiền lương trong hợp đồng
lao động tại thời điểm nghỉ phép. Như vậy, có thể tính tiền lương nghỉ phép năm theo công thức sau:
Tiền lương nghỉ phép năm | = | Tiền lương tháng theo hợp đồng lao động tại thời điểm nghỉ | : | Thời gian làm việc bình thường của tháng tại thời điểm nghỉ | x | Số ngày nghỉ phép năm |
Bên cạnh đó, trường hợp người lao động do thôi việc hoặc bị mất việc làm mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ
hết phép năm sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày này theo tiền lương
của tháng trước liền kề trước khi nghỉ việc.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tính tiền tàu xe đi đường và lương ngày phép, chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán thực tế ở thanh hóa
Học kế toán thực tế tại thanh hóa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Hướng dẫn cách xem lịch sử in của máy in
Học tin học văn phòng tại Thanh Hóa Cách để xem lịch sử in của...
Ghi nhận doanh thu bán hàng khuyến mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC
Trung tam ke toan tai thanh hoa Doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu bán...
Điều kiện để chi phí khấu hao được tính vào chi phí được trừ
Học kế toán cấp tốc ở thanh hóa Điều kiện nào để chi phí khấu...
Chữ Ký Số Là Gì? Công dụng của chữ ký số
Học kế toán ở thanh hóa Hiện nay các giao dịch như nộp tiền thuế...
Cách kết nối máy in với laptop
Học tin học thực hành ở thanh hóa Bạn đang muốn kết nối máy tin...
Cách đơn giản để hủy đánh số tự động trong Word
Hoc tin hoc tai thanh hoa Khi muốn hủy đánh số tự động, bạn hãy...
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa THÓI QUEN QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG. Một...
Quên mật khẩu laptop HP phải làm thế nào?
Trung tâm tin học tại thanh hóa Bạn đang dùng laptop HP và bạn quên...