Học kế toán tại thanh hóa
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhà nước đã quy định hàng tháng người sử dụng lao động
phải đóng khoản tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động. Vậy mức đóng là bao nhiêu? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !
-
Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp
Trường hợp NLĐ đủ điều kiện, hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, NLĐ
sẽ được hưởng trợ cấp như sau:
a.Về phía doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm như sau:
Theo quy định hiện hành, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình
thực hiện công việc, nhiệm vụ, NSDLD sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau:
– Thanh toán chi phí y tế, từ khi NLĐ sơ cứu, cấp cứu cho đến khi tình trạng của người bệnh được điều trị ổn định.
+ Trường hợp NLĐ sơ cứu, cấp cứu thì NSDLĐ tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và sau đó tiến hành
điều trị cho NLĐ bị tai nạn khi làm việc.
+ NSDLĐ phải thanh toán các khoản phí khám chữa bệnh như sau:
> Thanh toán những khoản phí đồng trả và thanh toán những khoản phí không được BHYT chi trả nếu NLĐ tham gia BHYT.
> Trả các khoản phí giám định sức khỏe cho NLĐ nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%.
> Nếu NLĐ không tham gia BHYT thì NSDLĐ phải thanh toán toàn bộ các khoản phí.
– Tiền lương: trong thời gian NLĐ nghỉ để điều trị, phục hồi, NSDLĐ có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền lương cho NLĐ.
– Tiền bồi thường nếu tai nạn lao động không phải lỗi của NLĐ:
+ Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%: bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương.
+ Từ 11 – 80%: cứ tăng 1% được bồi thường thêm 0,4 tháng lương.
+ Nếu NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương.
Trường hợp NLĐ bị chết thì bồi thường cho thân nhân của họ.
– Nếu tai nạn lao động do lỗi của NLĐ thì phải bồi thường tối thiểu 40% các mức nêu trên, tương ứng
với từng mức suy giảm khả năng lao động của NLĐ.
Sau khi NLĐ điều trị, phục hồi chức năng, nếu vẫn còn nguyện vọng tiếp tục làm việc thì NSDLĐ
phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.
b.Về phía quỹ tai nạn lao động sẽ chi trả như sau:
Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, NLĐ sẽ được hưởng các chế độ khác nhau
theo quy định hiện hành của BHXH. Cụ thể như sau:
– Nếu NLĐ bị suy giảm từ 5 – 30% KNLĐ thì được hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần:
+ Suy giảm KNLD 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.
+ Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
+ Đặc biệt, NLĐ sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia BHXH.
Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Cụ thể, nếu NLĐ đóng bảo hiểm dưới 1
năm thì được thêm 0,5 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được công thêm 0,3 tháng.
Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Nếu NLĐ bị suy giảm KNLD từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng:
+ Nếu bị suy giảm 31% KNLĐ, NLĐ được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.
+ NLĐ sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia BHXH. Nếu NLĐ
đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng BHXH sẽ được
công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng BHXH của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Ngoài ra, khi hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, NLĐ còn được hỗ trợ thêm các khoản:
– Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở
khám chữa bệnh có thẩm quyền)
– Người bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì
được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở (năm 2021 là 1,49 triệu đồng).
– Nếu NLĐ không qua khỏi, người thân của họ sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương
cơ sở (36 x 1.490.000 = 53.640.000)
– Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị: mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng
30% mức lương cơ sở. Nếu NLĐ suy giảm 51% KNLĐ trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày.
Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày và từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.
– Sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, NLĐ sẽ được hỗ trợ tiền
học phí, mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở. Khoản hỗ trợ
này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. (Áp dụng với người bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên)
-
Hồ sơ để được hưởng hai chế độ trên gồm có
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, NLĐ cần chuẩn bị:
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Biên bản hiện trường nơi xảy ra TNLD.
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam
ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05 – HSB).
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
– Sổ bảo hiểm xã hội.
– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp điều trị
ngoại trú thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp
bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05 – HSB).
Thời gian giải quyết
– Đơn vị nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ – BNN trong thời gian 30 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ.
– Thời gian BHXH giải quyết trong vòng 10 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ, nếu không giải quyết phải nêu rõ lý do.
*Lưu ý: Nếu trường hợp vượt qua thời hạn giải quyết phải làm văn bản giải trình nêu rõ lý do.
Trên đây là hướng dẫn mức đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động, kế toán ATC cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết nhé!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Trung tam hoc ke toan cap toc o Thanh Hoa
Địa chỉ kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Biểu tượng loa trên máy tính bị gạch chéo Win 11
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Có cách nào để xử lý lỗi...
Xử lý Excel không nhận định dạng số nhanh.
Hoc tin hoc cap toc o thanh hoa Bạn muốn xử lý những số liệu...
Cách fix lỗi Media unavailable trong PowerPoint hiệu quả
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Bạn gặp phiền toái vì Media unavailable...
Word, Excel hiển thị hiển cột Research – Là sao vậy nhỉ?
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Nguyên nhân và cách để khắc phục...
Word không hiển thị hết trang và cách khắc phục chi tiết
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Nếu file word của bạn không hiển...
Kê khai, nộp thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập, phụ thuộc
Học kế toán tại thanh hóa Cách kê khai, nộp thuế cho chi nhánh độc...
Học kế toán tại thanh hóa
Học kế toán tại thanh hóa Phương pháp học trong thời đại 4.0 Xã hội...
Hướng dẫn trích lập Dự Phòng Giảm Giá Hàng Tồn Kho
Học kế toán tại thanh hóa Điều kiện, đối tượng trích lập và cách hạch...