HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Cách hạch toán mua hàng trả góp, trả chậm theo thông tư 200 và thông tư 133

Học kế toán tại thanh hóa

Đối với khoản mua hàng trả góp, trả chậm thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

  1. Mua hàng trả góp là gì?

Mua trả góp là hình thức mua sắm cho phép người tiêu dùng thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ theo từng đợt trong một thời gian cụ thể. Thay vì phải chi trả toàn bộ số tiền ngay lập tức, khách hàng có thể chia nhỏ số tiền thành các khoản thanh toán định kỳ.

Hợp đồng mua bán trả góp thường được ký giữa bên mua và bên bán, với thỏa thuận thanh toán theo định kỳ, thường là hàng tháng. Mỗi khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc và lãi, được tính dựa trên số tiền nợ còn lại sau mỗi kỳ thanh toán.

Học kế toán tại thanh hóa
  1. Cách hạch toán mua hàng trả góp, trả chậm

2.1 Nguyên tắc hạch toán mua hàng trả góp, trả chậm

Theo nguyên tắc kế toánviệc mua hàng trả góp, trả chậm được ghi nhận như một giao dịch mua hàng trả chậm. Các bước hạch toán cần thực hiện bao gồm:

  • Ghi nhận hàng hóa mua trả góp vào kho dựa trên số lượng, chủng loại và giá trị thực tế.
  • Hạch toán thuế giá trị gia tăng theo quy định pháp luật.
  • Ghi nhận lãi suất trả chậm theo từng kỳ.

2.2 Hạch toán mua trả góp, trả chậm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, kế toán thực hiện như sau:

  • Ghi nhận hàng hóa vào kho theo số lượng, chủng loại và giá trị thực tế, bao gồm cả giá trị hàng hóa và lãi suất trả chậm.
  • Bút toán ghi nhận:
    • Nợ TK 156 – Hàng hóa (giá trị hàng hóa)
    • Nợ TK 335 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (thuế GTGT)
    • Có tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (với tổng số tiền phải thanh toán)
  • Ghi nhận lãi suất trả chậm:
    • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi suất trả chậm)
    • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (lãi suất trả chậm)

2.3 Hạch toán mua trả góp, trả chậm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, kế toán thực hiện như sau:

  • Ghi nhận hàng hóa vào kho theo số lượng, chủng loại và giá trị thực tế, bao gồm cả giá trị hàng hóa và lãi suất trả chậm.
  • Bút toán ghi nhận:
    • Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá trị hàng hóa)
    • Ghi nợ tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ (giá trị hàng hóa)
    • Nợ TK 156 – Hàng hóa (giá trị hàng hóa)
    • Nợ TK 335 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (thuế GTGT)
    • Ghi có tài khoản 331 – Phải trả cho người bán (toàn bộ số tiền thanh toán)
  • Ghi nhận lãi suất trả chậm:
    • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lãi suất trả chậm)
    • Có TK 331 – Phải trả cho người bán (lãi suất trả chậm)

Doanh nghiệp cần đảm bảo tính chính xác của các thông tin trên chứng từ kế toán để duy trì sự chính xác trong sổ sách kế toán.

  1. Cách hạch toán hàng bán trả góp, trả chậm

Khi bán sản phẩm hoặc hàng hóa theo phương thức trả chậm hoặc trả góp, kế toán ghi nhận doanh thu của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay (chưa bao gồm thuế). Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm hoặc trả góp và giá bán trả tiền ngay được ghi vào tài khoản 3387 “Doanh thu chưa thực hiện“.

Hạch toán bán trả góp ghi nhận như sau:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán trả tiền ngay chưa bao gồm thuế GTGT)
  • Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp (3331, 3332)
  • Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay chưa bao gồm thuế GTGT).

Định kỳ, kế toán xác định và kết chuyển doanh thu từ lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, với bút toán sau:

  • Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
  • Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi trả chậm, trả góp).

Khi thu tiền từ việc bán hàng trả chậm, trả góp, bao gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay, ghi nhận:

  • Nợ các TK 111, 112…
  • Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Đồng thời, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán:

Đối với sản phẩm hoặc hàng hóa, ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có các TK 154, 155, 156, 157,…

Đối với thanh lý hoặc bán bất động sản đầu tư. ghi:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
  • Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2147) (số hao mòn lũy kế – nếu có)
  • Có TK 217 – BĐS đầu tư.
Học kế toán tại thanh hóa Đối với khoản mua hàng trả góp, trả chậm thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây
Học kế toán ở thanh hóa
  1. Giá tính thuế GTGT đối với hàng trả góp, trả chậm

Theo khoản 7 điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

  1. Đối với hàng hóa bản theo phương thức trả góp, trả chậm là giả tỉnh theo giả bản trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.

Ví dụ: Công ty kinh doanh điện thoại bán điện thoại Y với giá trả góp chưa có thuế GTGT là 15,2 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán điện thoại là 15 triệu đồng, lãi trả góp là 0,2 triệu đồng), thì giá tính thuế GTGT là 15 triệu đồng.

  1. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng trả góp, trả chậm

Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa trả góp, trả chậm bao gồm là: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp cho hàng hóa, dịch vụ đã mua, Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hàng nhập khẩu) từ mức hai mươi triệu đồng trở lên.

Căn cứ theo khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT hàng trả góp như sau:

  1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

  2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Như vậy, để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho hàng trả góp, trả chậm cần đáp ứng các điều kiện sau: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ cho hàng hóa và dịch vụ đã mua, Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt cho các giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả hàng nhập khẩu) với giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán mua hàng trả góp, trả chậm, kế toán ATC chúc các bạn áp dụng thành công nhé!

Học kế toán tại thanh hóa Đối với khoản mua hàng trả góp, trả chậm thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây
Học kế toán tại thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán tại thanh hóa Đối với khoản mua hàng trả góp, trả chậm thì kế toán sẽ hạch toán như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới
Học kế toán ở thanh hóa

Lớp dạy tin học văn phòng thực tế tại Thanh Hóa

Lớp dạy tin học văn phòng thực tế ở Thanh Hóa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).