HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Cách hạch toán công cụ dụng cụ chi tiết

Học kế toán tại thanh hóa

Hạch toán công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!

  1. Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ

Phương pháp phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) chia chi phí CCDC vào các kỳ kinh doanh dựa trên thời gian sử dụng, thường không quá 24 tháng. CCDC có thể được phân bổ đều đặn hoặc theo mức sử dụng thực tế, giúp doanh nghiệp xác định chính xác chi phí trong mỗi kỳ kế toán.

Theo quy định tại Điều 25 của Thông tư 133/2016/TT-BTC, việc phân bổ công cụ dụng cụ được thực hiện theo 2 phương pháp như sau:

STT Loại công cụ dụng cụ Phương pháp hạch toán
1 Công cụ dụng cụ chỉ sử dụng trong một kỳ kế toán và có giá trị nhỏ Hạch toán công cụ dụng cụ trực tiếp vào trong chi phí trong kỳ
2 Công cụ dụng cụ được sử dụng trong nhiều kỳ kế toán hoặc có giá trị lớn Hạch toán công cụ dụng cụ vào tài khoản 242 và thực hiện theo dõi hàng tháng, phân bổ vào chi phí của các bộ phận liên quan.
  1. Hạch toán công cụ dụng cụ khi mua về

2.1 Hạch toán công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ dùng cho 1 kỳ

2.1.1 Trường hợp mua CCDC về để sử dụng ngay

Khi mua công cụ dụng cụ để sử dụng ngay, việc kế toán cần xác định rõ bộ phận sử dụng để phân bổ chi phí một cách hợp lý.

Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và chỉ sử dụng trong một kỳ kế toán, việc hạch toán chi phí được thực hiện như sau:

Học kế toán ở thanh hóa

Theo Thông tư 200

  • Nợ vào TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công
  • Nợ vào tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
  • Nợ vào TK 641 – Chi phí bán hàng
  • Nợ vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ vào TK 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có từ tài khoản 111 hoặc 112 nếu thanh toán ngay
  • Có từ tài khoản 331 nếu chưa thanh toán

Theo Thông tư 133

  • Nợ vào tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ vào tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng
  • Nợ vào tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Nợ vào tài khoản 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có từ tài khoản 111 hoặc 112 nếu thanh toán ngay
  • Có từ tài khoản 331 nếu chưa thanh toán

2.1.2 Trường hợp mua công cụ dụng cụ về nhập kho

Quá trình nhập kho và xuất kho sử dụng công cụ dụng cụ được thực hiện như sau:

Khi nhập kho:

  • Nợ vào tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ tăng
  • Nợ vào tài khoản 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có từ tài khoản 111 hoặc 112 nếu thanh toán ngay, và từ tài khoản 331 nếu chưa thanh toán.

Khi xuất kho sử dụng, kế toán cần xác định ngày đưa vào sử dụng và thời gian phân bổ, đồng thời xác định bộ phận sử dụng:

Đối với công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và sử dụng trong một kỳ kế toán:

Theo Thông tư 200

  • Nợ vào tài khoản 623 để ghi nhận chi phí sử dụng máy thi công
  • Nợ vào tài khoản 627 để phản ánh chi phí sản xuất chung
  • Nợ vào tài khoản 641 để chi phí bán hàng
  • Nợ vào tài khoản 642 để quản lý chi phí doanh nghiệp
  • Có từ tài khoản 153 để ghi nhận giá trị của công cụ dụng cụ

Theo Thông tư 133

  • Nợ vào tài khoản 154 để ghi nhận chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ vào tài khoản 6421 để phản ánh chi phí bán hàng
  • Nợ vào tài khoản 6422 để quản lý chi phí doanh nghiệp
  • Có từ tài khoản 153 để ghi nhận giá trị của công cụ dụng cụ

2.2 Hạch toán công cụ dụng cụ có giá trị lớn dùng cho nhiều kỳ

2.2.1 Trường hợp mua CCDC về để sử dụng ngay

Đối với các công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng trong nhiều kỳ kế toán, việc kế toán cần hạch toán như sau:

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 133

  • Nợ vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước
  • Nợ vào tài khoản 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có từ tài khoản 111 hoặc 112 nếu thanh toán ngay
  • Có từ tài khoản 331 nếu chưa thanh toán

Hàng tháng phân bổ cung cụ dụng cụ vào trong bộ phận sử dụng:

  • Nợ TK 154 – Dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, lắp ráp
  • Nợ TK 6421 – Dùng cho bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 6422 – Dùng cho bộ phận quản lý
  • Có TK 242 – Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200

  • Nợ vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước
  • Nợ vào tài khoản 1331 – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có từ tài khoản 111 hoặc 112 nếu thanh toán ngay
  • Có từ tài khoản 331 nếu chưa thanh toán

Hàng tháng phân bổ cung cụ dụng cụ vào trong bộ phận sử dụng:

  • Nợ TK 623 – Dùng cho máy móc thi công
  • Nợ TK 627 – Dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, lắp ráp
  • Nợ TK 641 – Dùng cho bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 642 – Dùng cho bộ phận quản lý
  • Có TK 242 – Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó

2.2.2 Trường hợp mua công cụ dụng cụ về nhập kho

Đối với công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sử dụng trong nhiều kỳ kế toán thì hạch toán vào tài khoản 242 như sau:

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 133

  • Nợ vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước
  • Có từ tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ

Hàng tháng phân bổ cung cụ dụng cụ vào trong bộ phận sử dụng:

  • Nợ TK 154 – Dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, lắp ráp
  • Nợ TK 6421 – Dùng cho bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 6422 – Dùng cho bộ phận quản lý
  • Có TK 242 – Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó

Hạch toán công cụ dụng cụ theo thông tư 200

  • Nợ vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước
  • Có từ tài khoản 153 – Công cụ dụng cụ

Hàng tháng phân bổ cung cụ dụng cụ vào trong bộ phận sử dụng:

  • Nợ TK 623 – Dùng cho máy móc thi công
  • Nợ TK 627 – Dùng cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, xây dựng, lắp ráp
  • Nợ TK 641 – Dùng cho bộ phận bán hàng
  • Nợ TK 642 – Dùng cho bộ phận quản lý
  • Có TK 242 – Giá trị phân bổ CCDC của tháng đó

Lưu ý: Ngày đưa công cụ dụng cụ vào sử dụng cũng chính là ngày bắt đầu tính phân bổ CCDC

Nếu công cụ dụng cụ được đưa vào sử dụng không phải từ ngày đầu tháng, cần tính giá trị phân bổ cho tháng phát sinh:

Giá trị phân bổ trong tháng phát sinh = Giá trị công cụ dụng cụ /(Thời gian phân bổ x 12 x Tổng số ngày trong tháng) x Số ngày sử dụng trong tháng

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày trong tháng – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

  1. Cách thức hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ

Hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) bắt đầu bằng việc ghi nhận toàn bộ chi phí mua CCDC vào tài khoản CCDC. Sau đó, chi phí này được phân bổ vào các kỳ kế toán theo thời gian sử dụng hoặc mức sử dụng thực tế. Phân bổ giúp doanh nghiệp phản ánh chính xác chi phí trong báo cáo tài chính.

Học kế toán ở thanh hóa Hạch toán công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!Phương pháp phân bổ
Học kế toán tại thanh hóa

3.1 Cách thức hạch toán phân bổ công cụ dụng cụ tính vào chi phí

3.1.1 Công cụ dụng cụ khi sử dụng cho bộ phận văn phòng được kế toán

Theo Thông tư 133:

  • Ghi nợ vào tài khoản 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Theo Thông tư 200:

  • Ghi nợ vào tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

3.1.2 Công cụ dụng cụ khi sử dụng cho bộ phận sản xuất được kế toán

Theo Thông tư 133:

  • Ghi nợ vào tài khoản 1543 – Chi phí sản xuất chung.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Theo Thông tư 200:

  • Ghi nợ vào tài khoản 6273 – Chi phí sản xuất chung.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

3.1.3 Công cụ dụng cụ khi sử dụng cho bộ phận bán hàng được kế toán

Theo Thông tư 133:

  • Ghi nợ vào tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Theo Thông tư 200:

  • Ghi nợ vào tài khoản 641 – Chi phí bán hàng.
  • Ghi có vào tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

3.2 Cách tính phân bổ công cụ dụng cụ theo TT133 và TT200

Có hai trường hợp khi mua công cụ dụng cụ như sau:

Trường hợp 1: Mua công cụ dụng cụ và sử dụng vào ngày đầu tiên của tháng (ngày 1):

Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ trong 1 tháng = Giá trị của công cụ dụng cụ / Số tháng phân bổ công cụ dụng cụ

Trường hợp 2: Mua công cụ dụng cụ và đưa vào sử dụng không phải vào ngày đầu tháng (sử dụng không trọn tháng):

Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ theo tháng = Giá trị của công cụ dụng cụ / Số tháng phân bổ công cụ dụng cụ

Trường hợp mua và sử dụng vào ngày không phải đầu tháng, giá trị phân bổ công cụ dụng cụ trong tháng đầu tiên sử dụng được tính như sau:

Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ tháng đầu tiên = (Giá trị phân bổ công cụ dụng cụ theo tháng / Số ngày trong tháng bắt đầu sử dụng) x Số ngày sử dụng trong tháng đầu tiên

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng đầu tiên = (Tổng số ngày trong tháng – Ngày đầu tiên sử dụng + 1).

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách hạch toán công cụ, dụng cụ, kế toán ATC chúc các bạn áp dụng thành công nhé!

Học kế toán ở thanh hóa Hạch toán công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!Phương pháp phân bổ
Học kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán tại thanh hóa Hạch toán công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!Phương pháp
Học kế toán ở thanh hóa

Nơi dạy kế toán tốt nhất tại Thanh Hóa

Nơi dạy kế toán tốt nhất ở Thanh Hóa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).