Học kế toán thuế tại Thanh Hoá
Chi phí cố định là gì? Cách phân loại và ý nghĩa của chi phí cố định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay nhé!
-
Khái niệm:
Chi phí cố định (Fixed Cose – FC) là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả bất kể mức độ hoạt động kinh doanh hoặc sản lượng sản xuất. Những chi phí này không thay đổi dựa trên số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc bán ra.
Một số khoản chi phí cố định quen thuộc thường gặp như tiền thuê mặt bằng, tiền lương cơ bản, dịch vụ bảo vệ, khấu hao tài sản…
-
Phân loại chi phí cố định
2.1 Phân loại theo yếu tố quản lý
Dựa trên nhu cầu quản lý, chi phí cố định được phân loại thành:
- Chi phí cố định bắt buộc
Chi phí cố định bắt buộc là những chi phí mà doanh nghiệp không thể tránh được, bất kể hoạt động kinh doanh đang ở mức độ nào. Những chi phí này thường không thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định và phải được thanh toán dù doanh nghiệp có kiếm lợi nhuận hay không.
- Chi phí cố định không bắt buộc:
Chi phí cố định không bắt buộc, còn được gọi là chi phí cố định tùy ý, là những chi phí mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cơ bản, chẳng hạn như chi phí chạy quảng cáo, chi phí đào tạo, chi phí R&D… Yếu tố phụ thuộc của chi phí này là quyết định của nhà quản lý trong thời gian nhất định.
2.2 Phân loại dựa theo tính chất phân bổ
Theo tiêu chí này, chi phí cố định được chia thành:
- Chi phí cố định định kỳ:
Chi phí cố định định kỳ là những chi phí mà doanh nghiệp phải trả theo một lịch trình cố định, thường là hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, ví dụ như tiền thuê văn phòng, nhà xưởng; tiền lương cơ bản
- Chi phí cố định phải phân bổ
Chi phí cố định phải phân bổ là những chi phí không không có sự cố định đều đặn qua các thời điểm mà khoản đầu tư một lần, vì vậy cần phân bổ ra làm chi phí nhiều kỳ. Ví dụ như khấu hao tài sản
-
Ý nghĩa của chi phí cố định
Chi phí cố định (Fixed Costs) đóng vai trò quan trọng trong kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp.
Ý nghĩa của chi phí cố định là:
-
Xác định mức giá bán sản phẩm
Chi phí cố định cùng với chi phí biến đổi cung cấp cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng thể về chi phí sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Điều này giúp doanh nghiệp xác định giá bán phù hợp để đảm bảo lợi nhuận.
-
Tính điểm hòa vốn (Break-even point)
Biết chi phí cố định giúp doanh nghiệp xác định số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cần bán để đạt được điểm hòa vốn. Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp cần phải bán đủ số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ để bao phủ cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.
-
Quyết định về mở rộng hoặc thu nhỏ hoạt động
Hiểu rõ về chi phí cố định có thể giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định về việc mở rộng hoặc thu nhỏ hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí cố định quá cao, doanh nghiệp có thể cần xem xét cách giảm bớt những chi phí này trước khi mở rộng.
-
Dự báo tài chính
Chi phí cố định giúp doanh nghiệp dự báo chi phí trong tương lai và làm kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh.
-
Quản lý dòng tiền
Vì chi phí cố định thường không thay đổi nhanh, doanh nghiệp có thể dự đoán chúng và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả hơn.
Vì vậy, chi phí cố định đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính, đưa ra quyết định về giá và lập kế hoạch cho tương lai của doanh nghiệp.
-
Phân biệt chí cố định và chi phí biến đổi
Dưới đây là một bảng so sánh giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi:
Tiêu chí | Chi phí cố định | Chi phí biến đổi |
Định nghĩa | Chi phí không thay đổi dựa vào mức độ hoạt động kinh doanh | Chi phí thay đổi theo mức độ hoạt động kinh doanh |
Phụ thuộc vào | Thời gian và các quyết định hành chính | Sản lượng sản phẩm hoặc dịch vụ |
Ví dụ | Thuê nhà, lương cơ bản, chi phí khấu hao | Chi phí nguyên vật liệu, lương làm thêm |
Cách quản lý chi phí | Tối ưu hoá hoạt động, điều chỉnh cấu trúc chi phí | Tối ưu hoá quy trình sản xuất, mua sắm |
Ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm | Độc lập với số lượng sản phẩm | Trực tiếp liên quan đến số lượng sản phẩm |
Doanh nghiệp thường phải đối mặt với cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Điều quan trọng là biết cách quản lý cả hai loại chi phí này một cách hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận.
Trên đây là bài viết thông tin đến bạn về chi phí cố định, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Chúc các bạn thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Học kế toán thực tế tại thanh hóa
Hoc ke toan thuc te o thanh hoa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Cách hạch toán nhận góp vốn liên doanh
Trung tâm kế toán tại thanh hóa Khi doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh...
Thưởng KPI là gì? Cách tính quy chế lương, thưởng KPI như thế nào?
Học kế toán tại thanh hóa Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu...
Laptop bị mất Driver Wifi, đâu là giải pháp khắc phục tối ưu?
Trung tâm tin học tại thanh hóa Thật phiền toái nếu máy tính của bạn...
Cách thay đổi tên máy tính trên Windows 11 đơn giản nhất.
Học tin học tại thanh hóa Máy tính của bạn đang để tên mặc định,...
Cách tắt hiệu ứng hoạt hình Windows 11 để tăng tốc PC của bạn
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Cách để tắt hiệu ứng hoạt hình...
Dich vu ke toan thue o Thanh Hoa
Dich vu ke toan thue o Thanh Hoa Buổi làm việc với chi cục Thuế...
Thủ tục và thời gian hoàn thuế thu nhập cá nhân 2024
Trung tam ke toan tai thanh hoa Thủ tục và thời gian hoàn thuế thu...
Thủ tục hoàn thuế GTGT cho hoạt động xuất khẩu
Học kế toán tại thanh hóa Thủ tục hoàn thuế GTGT cho hoạt động xuất...