Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN có 2 nơi thu nhập?
Trung tâm đào tạo kế toán thực tế- tin học văn phòng ATC liên tục mở các khóa Học tin học văn phòng tại Thanh Hóa,
giúp các bạn học viên có nhu cầu học tin học văn phòng ở Thanh Hóa có thêm nhiều cơ hội học tập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng hữu dụng, áp dụng sát thực tế công việc.
ATC được đánh giá là trung tâm tin học văn phòng tại Thanh Hóa có số lượng học viên đông đảo. và thường xuyên nhận cơn mưa lời khen của học viên sau mỗi khóa học.
Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới động đảo mọi người những kiến thức hay ho của tin học văn phòng.
Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!
Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:
Cá nhân có thu nhập 2 nơi tính thuế TNCN như nào?
Cách tính thuế thu nhập cá nhân làm 2 nơi?
Hướng dẫn quyết toán thuế TNCN có 2 nơi thu nhập?
Thu nhập 2 nơi đóng bảo hiểm như thế nào?
I/ Cách tính thuế thu nhập cá nhân làm 2 nơi:
“1. Khấu trừ thuế
– Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
-
b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần,
kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
-
i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này)
hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế
thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế)
gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”
——————————————————————
Như vậy:
– Cá nhân có thu nhập từ nhiều nơi và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì tính thuế TNCN theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.
– Cá nhân có thu nhập nhiều nơi trong đó có nơi ký dưới 3 tháng (thời vụ, giao khoán, cộng tác viên …) mà (mức lương từ 2.000.000/lần hoặc /tháng trở lên) thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết vì có thu nhập 2 nơi).
Ví dụ 1:
– Ông D ký hợp đồng lao động trên 3 tháng với Công ty A ( => Thì tại Công ty A sẽ tính thuế TNCN theo biểu lũy tiến từng phần).
– Ông D cũng ký hợp lao động với Công ty B tùy từng trường hợp cụ thể như sau:
+ Nếu ký hợp đồng lao động > 3 tháng thì Công ty B cũng tính theo biểu lũy tiến từng phần.
+ Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng: thì có 2 trường hợp:
a, Nếu mức lương < 2tr/ lần hoặc tháng thì Không khấu trừ thuế TNCN.
b, Nếu mức lương từ 2tr/ lần hoặc tháng thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết 02)
-
Tính giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc:
Theo khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh:
“c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.
- i) Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”
Theo Công văn 34683/CT-TTHT ngày 26/05/2017 của cục thuế TP Hà Nội
“Trường hợp người nộp thuế ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người nộp thuế được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác.
Việc giảm trừ gia cảnh này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế TNCN của cá nhân nếu vẫn đảm bảo nguyên tắc theo hướng dẫn tại Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.”
———————————————————————————–
Như vậy:
– Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi.
– Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty muốn giảm trừ.
Ví Dụ 2:
– Ông C ký hợp đồng lao động > 3 tháng với Công ty A. Và giảm trừ bản thân tại Công ty A -> Thì Công ty A sẽ tính thuế TNCN cho ông C theo biểu lũy tiến từng phần và giảm trừ bản thân cho Ông C.
– Ông C ký hợp đồng với Công ty B tùy từng trường hợp cụ thể như sau:
a, Nếu ký hợp đồng lao động > 3 tháng thì Công ty B cũng tính theo biểu lũy tiến từng phần (Nhưng sẽ không giảm trừ bản thân cho Ông C nữa, phát sinh bao nhiêu là đưa vào Thu nhập tính thuế bấy nhiêu, vì ông ấy đã giảm trừ bản thân tại Cty A rồi.
-> VD: Mức lương là 5tr/tháng thì Thu nhập tính thuế là = 5tr (ko giảm trừ bản thân nữa, vì đã giảm trử ở Cty A rồi)
b, Nếu ký hợp đồng lao động < 3 tháng: thì có 2 trường hợp:
– Nếu mức lương < 2tr/ lần hoặc tháng thì Không khấu trừ thuế TNCN.
– Nếu mức lương từ 2tr/ lần hoặc tháng thì phải khấu trừ 10% (Không được làm cam kết 02)
Xem thêm: Cách tính thuế TNCN giao khoán dịch vụ.
– Nếu Ông C muốn đăng ký giảm trừ Người phụ thuộc thì có thể đăng ký tại Công ty A hoặc tại Công ty B.
Xem thêm: Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh
———————————————————————-
Ví dụ 3:
– Bà K ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty A (Đăng ký giảm trừ bản thân, nộp BHXH tại đây) với mức lương 18tr/tháng
– Và ký hơp đồng lao động 1 năm với cty B với mức lương 15tr/tháng.
Cách tính thuế TNCN cho bà K tại 2 công ty:
-
Tại Công ty A:
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần:
Thu nhập tính thuế = 18tr – 11tr (giảm trừ bản thân) = 7tr (thuộc Bậc 2)
Thuế TNCN phải nộp = 10% x 7tr – 0,25tr = 450.000
-
Tại Công ty B:
– Tính theo biểu lũy tiến tưng phần
Thu nhâp tính thuế = 15 tr (Vì đã giảm trừ bản thân tại Cty A, nên không được giảm trừ bản thân ở Cty B nữa) (thuộc Bậc 3)
Thuế TNCN phải nộp = 15% x 15tr – 0,75tr = 1.500.000
-> Nếu Bà K có người phụ thuộc, có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc tại Công ty A hoặc B.
-> Trường hợp này: Bà K Không được ủy quyền phải tự đi quyết toán thuế TNCN với Cơ quan Thuế. Công ty A và B sẽ cấp cho Bà K chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
————————————————————————————————–
III. Quyết toán thuế TNCN có 2 nơi thu nhập:
Theo Công văn 801/TCT- TNCN ngày 02/3/2016 của Tổng cục thuế:
– Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền.
-Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
Như vậy: Nếu Cty bạn trả lương cho ai thì phải quyết toán thuế TNCN cho họ (Dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế). Tức là quyết toán phần tiền lương, tiền công mà công ty bạn trả cho nhân viên đó.
– Không trả lương cho bất kỳ ai thì không phải quyết toán.
“+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập,
đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai này
thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.”
——————————————————————–
Ví dụ 4:
– Năm 2021, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty X,
– Đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác là 90 triệu đồng đã khấu trừ thuế TNCN 10%.
-> Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2021 của Bà A là: (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng) nhỏ hơn 10 triệu đồng.
-> Nếu Bà A không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai 90tr nêu trên thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2021 cho Công ty X. -> Công ty X chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty X trả.
-> Nếu Bà A có nhu cầu quyết toán thuế đối với cả 2 phần thu nhập là (Tại Cty X và phần thu nhập vãng lai trên) => Thì Bà A phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý Công ty X (Vì thời điểm Quyết toán Bà A đang làm tại Cty X)
———————————————————————–
“+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế
(bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN.”
Công văn số 3556/TCT-DNNCN ngày 17/9/2021 của Tổng cục Thuế
“Theo đó, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một đơn vị mà có thêm thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 (mười) triệu đồng,
nếu chưa được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế tại nguồn theo tỷ lệ 10%
=> Thì không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho cơ quan chi trả mà phải tự khai quyết toán thuế TNCN đối với cả phần thu nhập này.”
Ví dụ 5:
– Năm 2021, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty M và được giảm trừ bản thân tại đây.
– Tháng 3/2021 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty N là 20 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%,
– Tháng 10/2021 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế.
-> Như vậy, trong năm 2021 Ông B có một Khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông B thuộc diện quyết toán thuế thì Ông B không ủy quyền quyết toán tại Công ty M, mà trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế quản lý đơn vị chi trả thu nhập mà Ông B đã đăng ký giảm trừ gia cảnh (Tức là cơ quan thuế quản lý Công ty M).
Nếu thời điểm Quyết toán mà Ông B nghỉ làm thì nộp Hồ sơ tại Cơ quan thuế nơi cư trú).
-> Công ty N và K có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm căn cứ thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.
-
Cá nhân có thu nhập 2 nơi đóng BHXH như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH
- Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Như vậy:
– Đóng BHXH, BHTN tại nơi ký hợp đồng lao động đầu tiên
– Đóng BHYT tại nơi ký hợp đồng lao động có mức lương cao nhất.
-
Nếu bạn là một sinh viên kế toán mới ra trường thiếu kinh nghiệm làm kế toán thực tế,
-
Là kế toán viên muốn học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ,
-
Là dân văn phòng, muốn nâng cao hiệu suất công việc;
-
Hay bạn là nhà quản lý muốn học thêm về kế toán để dễ dàng kiểm soát và quản lý nhân viên,
-
Thậm chí, bạn là người chưa biết gì về kế toán… và muốn học để có một nghề mới trong tay thì đừng bỏ qua các khóa học kế toán tại ATC nhé!
Bài viết trên chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị.
Nghề kế toán sẽ có những điều thú vị riêng nếu như bạn có đủ đam mê với nghề.
Nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn có thể tham khảo chương trình học của trung tâm đào tạo kế toán thực tế ATC.
Đây là một trong những địa chỉ đáng tin cậy và nhận được nhiều đánh giá tích cực về công tác dạy – học.
Chúc bạn thành công!
Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:
TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, Cách Bưu Điện Tỉnh 1km về phía Đông hướng đi BigC)
Thử tìm hiểu nha!
Các bạn quan tâm đến khóa học kế toán của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Lớp đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Trung tâm đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
Đào tạo kế toán thuế ở Thanh Hóa
Đào tạo kế toán thuế tại Thanh Hóa
Đào tạo kế toán thực hành tại Thanh Hóa
Đào tạo kế toán thực hành ở Thanh Hóa
Đào tạo kế toán thực tế ở Thanh Hóa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Truyền thống tôn sự trọng đạo là...
Cách tắt độ sáng thích ứng trên Windows 11 | Adaptive Brightness
Trung tâm tin học tại thanh hóa Nếu bạn muốn tắt độ sáng thích ứng...
Cách tắt các dịch vụ không cần thiết trên Windows 11
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Làm thế nào để tắt các dịch...
Hạch toán các khoản kế toán đầu tư ngắn hạn và dài hạn
Trung tam ke toan tai thanh hoa Quản lý vốn thông minh là cách để...
Giá tính thuế gtgt là gì? Cách tính giá trước thuế và sau thuế
Học kế toán tại thanh hóa Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng tìm...
Đối soát là gì? Quy trình đối soát hiệu quả nhất
Học kế toán ở thanh hóa Như thế nào là đối soát? Quy trình đối...
Công việc hạch toán kế toán công ty phần mềm cần thực hiện
Học kế toán tại thanh hóa Các công việc của một kế toán công ty...
Cách tạm dừng/tắt vĩnh viễn update tự động trên Windows 11
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Đôi khi bạn thấy phiền thì windows...