Đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
Tài sản cố định sẽ phân thành 2 loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, hôm nay kế toán ATC xin thông tin đến bạn đọc về hai loại tài sản này nhé!

-
Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp gồm:
– Loại 1:
Nhà cửa, các vật kiến trúc như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, cầu cống, đường sá, đường sắt, cầu tàu, cầu cảng, đường băng sân bay,…
– Loại 2:
Các máy móc, thiết bị như máy móc chuyên dụng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, cần cẩu, giàn khoan trong dầu khí, những máy móc đơn giản,…
– Loại 3:
Các phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn như phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường ống, đường không. Các hệ thống điện, hệ thống thông tin, đường ống nước, băng tải, ống dẫn khí,…
– Loại 4:
Các thiết bị, dụng cụ quản lí như thiết bị điện tử, thiết bị – dụng cụ đo lường (kiểm tra chất lượng), máy vi tính phục vụ quản lý, máy hút bụi, hút ẩm,…
– Loại 5:
Các vườn cây lâu năm, súc vật làm việc (hoặc cho sản phẩm). Như vườn chè, cao su, vườn cà phê, vườn cây ăn quả, thảm cây xanh, thảm cỏ; súc vật gồm đàn trâu, bò, đàn lợn, đàn bò, đàn dê, đàn voi,…
– Loại 6:
Các TSCĐ là kết cấu hạ tầng, có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư và xây dựng từ ngân sách Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý, khai thác.
Đào tạo kế toán ở Thanh Hóa
- TSCĐ là các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, tài sản được xây dựng bằng bê tông, bằng đất của các công trình phục vụ trực tiếp việc tưới nước, tiêu nước (hồ, đập, kênh, nương,…).
- TSCĐ là các công trình kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp do Nhà nước đầu tư xây dựng để sử dụng chung như thảm cỏ, cây xanh, những hệ thống chiếu sáng, hệ thống xử lí nước thải và hệ thống thoát nước,…
- TSCĐ là các kết cấu, hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị (đường hầm, đường ray,…).

– Loại 7:
Các TSCĐ khác là toàn bộ tài sản khác chưa liệt kê vào 6 loại trên.
-
Tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp gồm:
Quyền sử dụng đất được quy định tại điều khoản 2, điều 4 thuộc thông tư số 45. Quyền phát hành sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, biểu diễn nghệ thuật, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh, kiểu dáng công nghiệp. Quyền kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
3. Các nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình và vô hình:
3.1. Những quy định về tài sản cố định
– Phương pháp trích khấu hao nhanh TSCĐ: trích không được quá 2 lần.
– Cách xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình: Cách tính nguyên giá mua sắm, tự xây dựng, tự sản xuất và được biếu, được tặng, góp vốn, mua trả chậm, trả góp,…
– Cách hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, cách tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, cách hạch toán chi phí khấu hao trong doanh nghiệp.
3.2. Các điều kiện ghi nhận TSCĐ hữu hình và vô hình mới nhất.
– Cách nhận biết TSCĐ hữu hình và vô hình theo tiêu chuẩn tại thông tư 45 của Bộ Tài Chính.
– Cách phân biệt TSCĐ hữu hình và vô hình với công cụ dụng cụ, điều kiện và tiêu chuẩn để ghi nhận tài sản.
3.3. Khấu hao TSCĐ
– Hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng. Cách hạch toán tài sản đã qua sử dụng được quy định tại thông tư số 45/2013/TT-BTC.
– Các quy tắc trích khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp. Tất cả các tài sản hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao dù không sử dụng được quy định tại Thông tư 45.
– Hướng dẫn cách làm thủ tục hồ sơ góp vốn bằng TSCĐ. Cách định khoản hạch toán góp vốn của cá nhân, công ty, hay tổ chức thành lập doanh nghiệp.
– Các quy định về điều khoản tài sản cố định giữa công ty mẹ và công ty con, điều chỉnh tài sản cho chi nhánh.

-
Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ
– Các phương pháp trích khấu hao TSCĐ mới nhất theo thông tư 45 gồm:
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng, số lượng khối lượng sản phẩm, số dư giảm dần.
Hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ theo số dư giảm dần áp dụng cho doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
Hướng dẫn cách tính khấu hao TSCĐ theo số lượng, khối lượng sản phầm đối với các loại máy móc, thiết bị trong doanh nghiệp sản xuất.
Hướng dẫn cách xác định nguyên giá TSCĐ vô hình, cách tính nguyên giá TSCĐ thuê tài chính (quyền sử dụng đất, phần mềm, quyền tác giả, quyền sở hữu,…).
Trên đây là bài viết chia sẽ về hai loại tài sản trong kế toán, chúc các bạn có ngày làm việc hiệu quả!

Nếu bạn muốn học kế toán tổng hợp thuế,mời bạn đăng ký khóa học của chúng tôi tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Lop hoc ke toan tong hop o Thanh Hoa
Địa chỉ dạy kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Hoc ke toan thue tai Thanh Hoa
Hoc ke toan thue oThanh Hoa
? Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC
☎ Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368
? Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).
Tin tức mới
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa Sự thành công thường đến cho những...
Dịch vụ kế toán hộ kinh doanh ở Thanh Hoá
Dịch vụ kế toán hộ kinh doanh ở Thanh Hoá Đào tạo kế toán hộ...
Cách mở Word, Word online trên máy tính Win 10 nhanh chóng
Hoc tin hoc tai thanh hoa Đối với người mới sử dụng máy tính, sẽ...
Trung tâm tin học tại thanh hóa
Trung tâm tin học tại thanh hóa “Học tập là cách bạn lớn lên, trở...
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa
Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa I. Tại sao phải phổ cập tin...
Một số mẹo trong khi học môn Nguyên Lý Kế Toán
Trung tâm kế toán tại Thanh Hóa Một số mẹo trong khi học môn Nguyên...
Cách in Comment, ghi chú trong Excel vừa khổ giấy cực dễ.
Trung tâm tin học tại thanh hóa Bạn đã biết cách các comment trong file...
Cách reset laptop Dell win không mất dữ liệu
Hoc tin hoc cap toc o thanh hoa Làm thế nào để reset máy tính...