HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Hạch toán tiền thuê đất hàng năm và thuế sử dụng đất

Học kế toán tại thanh hóa

Cách để hạch toán tiền thuế đất hàng năm và thuế sử dụng đất như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!

  1. Tiền thuê đất hạch toán vào tài khoản nào?

Tài khoản 3337 là tài khoản chuyên dùng để định khoản các khoản thuế nhà đất và tiền thuê đất. Tài khoản này phản ánh chi tiết số thuế và tiền thuê đất phải nộp, đã nộp, cũng như số dư còn lại cần phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Học kế toán ở thanh hóa
  1. Hạch toán tiền thuê đất hàng năm trả một lần

Việc hạch toán tiền thuê đất và thuế nhà đất qua Tài khoản 3337, được ghi nhận là chi phí quản lý doanh nghiệp, được thực hiện chi tiết theo hướng dẫn tại điểm 3.8, khoản 3, Điều 52 của Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

  • Xác định chi phí phải nộp:

Trước tiên, xác định số tiền thuế nhà đất và tiền thuê đất phải nộp, tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Hạch toán theo:

Nợ Tài khoản 642– Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có Tài khoản 3337– Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Thanh toán khoản nợ:

Khi doanh nghiệp thanh toán tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, thực hiện hạch toán:

Nợ Tài khoản 3337– Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có Tài khoản 111, 112và các tài khoản khác tương ứng

Hạch toán tiền thuê đất hàng năm:

Khi doanh nghiệp thanh toán tiền thuê đất cho cả năm một lần, số tiền này sẽ được ghi nhận như sau:

Nợ Tài khoản 242– Chi phí trả trước (dùng cho chi phí thuê đất dài hạn)

Có Tài khoản 111, 112– Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Phân bổ chi phí hàng tháng:

Để phân bổ đều chi phí thuê đất trong năm, doanh nghiệp cần chuyển từ chi phí trả trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp hàng tháng. Hạch toán:

Nợ Tài khoản 641– Chi phí quản lý doanh nghiệp (hoặc Tài khoản 632 nếu liên quan đến sản xuất)

Có Tài khoản 242– Chi phí trả trước

  1. Hạch toán thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Việc hạch toán thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thường được thực hiện như sau:

  • Khi nhận thông báo thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Nợ Tài khoản 642– Chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu sử dụng đất cho mục đích quản lý)

Có Tài khoản 3337– Thuế nhà đất, tiền thuê đất

  • Khi thanh toán thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:

Nợ Tài khoản 3337– Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có Tài khoản 111, 112– Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

  1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần trong trường hợp nào?

Theo Điều 56 của Luật Đất đai 2013, Nhà nước cho thuê đất và thu tiền thuê đất một lần đối với các trường hợp sau đây:

  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản hay làm muối.
  • Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn quá mức quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai 2013.
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cho mục đích thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng với mục đích kinh doanh.
Học kế toán ở thanh hóa Cách để hạch toán tiền thuế đất hàng năm và thuế sử dụng đất như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Học kế toán tại thanh hóa
  • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp; xây dựng công trình công cộng với mục đích kinh doanh; thực hiện dự án đầu tư nhà ở cho thuê.
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để xây dựng các công trình sự nghiệp.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc.
  1. Nhà nước tính tiền thuê đất dựa trên các căn cứ nào?

Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 46/2014/NĐ-CP, Nhà nước tính tiền thuê đất dựa trên các tiêu chí sau:

  • Diện tích đất cho thuê.
  • Thời hạn thuê đất.
  • Đơn giá thuê đất, bao gồm các trường hợp như:
  • Đơn giá thuê đất cho thuê đất trả tiền hàng năm.
  • Đơn giá thuê đất cho toàn bộ thời gian thuê trong trường hợp thuê đất trả tiền một lần.
  • Đơn giá thuê đất từ kết quả đấu giá quyền thuê đất.

Đơn giá thuê đất được quy định cụ thể tại Điều 4 của Nghị định 46/2014/NĐ-CP.

Hình thức cho thuê đất của Nhà nước có thể là trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê.

Trên đây là cách hạch toán tiền thuê đất hằng năm, kế toán ATC chúc các bạn thành thạo nghiệp vụ nhé!

Học kế toán ở thanh hóa Cách để hạch toán tiền thuế đất hàng năm và thuế sử dụng đất như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé!
Học kế toán ở thanh hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán tại thanh hóa Cách để hạch toán tiền thuế đất hàng năm và thuế sử dụng đất như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết
Học kế toán ở thanh hóa

Lop hoc kế toan uy tin tai Thanh Hoa

Trung tâm đào tạo kế toán thực tế ở Thanh Hóa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).