HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ TẠI THANH HÓA - GIÁO VIÊN GIỎI, NHIỀU KINH NGHIỆM THỰC TẾ, HỌC NHƯ ĐANG LÀM, KẾ TOÁN TỔNG HỢP, KẾ TOÁN THUẾ, KẾ TOÁN PHẦN MỀM, CAM KẾT THÀNH NGHỀ

Các khoản chi Bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Có những khoản chi bảo hiểm nào không được hạch toán vào chi phí? Bài viết sau đây sẽ giúp

các bạn giải đáp vấn đề này nhé!

  1. Bảo hiểm tiền gửi là như thế nào ?

Bảo hiểm tiền gửi là một trong những dịch vụ bảo vệ về quyền lợi dành cho người gửi tiền. Theo đó,

những khoản tiền gửi của khách hàng được đảm bảo tối ưu và được bồi thường với trường hợp ngân

hàng hay tổ chức tín dụng bị phá sản không thể nào trả lại tiền gửi.

Với nhiều quốc giá trên thế giới, thì đây được xem là một yêu cầu bắt buộc với tất cả những tổ chức

tín dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Những quy định hay chính sách về tiền gửi bảo hiểm

được định đoạt bởi những cơ quan quản lý ngân hàng hay là cơ

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa Có những khoản chi bảo hiểm nào không được hạch toán vào chi phí? Bài viết sau đây sẽ giúpcác bạn giải đáp
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Việc có bảo hiểm khi gửi tiền cũng tăng được tính an toàn, tin cậy hơn trong những khoản tiền gửi,

giúp cho khách hàng cảm giác yên tâm hơn khi tham gia vào gửi tiền ở những tổ chức tín dụng.

Nhưng việc áp dụng các bảo hiểm này cũng sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như mức độ bảo

hiểm ở mỗi quốc gia, tổ chức tín dụng.

  1. Quy định về bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào ?

Mỗi quốc gia sẽ có những quy định trong mục tiền gửi bảo hiểm khác nhau. Tại VN điều này được thể

hiện như sau:

2.1 Tiền gửi được bảo hiểm

– Tiền gửi được bảo hiểm là một trong những dòng tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi lại

cho tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi dưới dạng hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có

kỳ hạn hay tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi và những hình thức tiền gửi khác

đúng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng, trừ những loại tiền gửi được quy định tại Điều 19 Luật

bảo hiểm tiền gửi 2012.

– Tiền gửi không được bảo hiểm sẽ gồm:

Tiền gửi lại các tổ chức tín dụng của cá nhân và là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ

chức tín dụng đó.

Tiền gửi lại các tổ chức tín dụng cá nhân và là thành viên trong hôi đồng thành viên, hội đồng quản trị,

ban kiểm soát, tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc của chính tổ chức tín dụng

đó, số tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài của cá nhân đang là tổng giám đốc, giám đốc, phó tổng giám

đốc, phó giám đốc của ngân hàng nước ngoài đó.

Tiền mua những giấy tờ có giá vô danh từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi phát hành.

2.2 Phí bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm tiền gửi cũng được quy định ngay tại Điều 20 Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012:

Thủ tướng chính phủ cũng đã có quy định về khung phí bảo hiểm tiền gửi đúng theo đề nghị của

Ngân hàng Việt Nam.

Căn cứ theo khung phí bảo hiểm tiền gửi, ngân hàng Việt Nam quy định về mức phí bảo hiểm tiền

gửi rất cụ thể với tổ chức đang tham gia bảo hiểm tiền gửi dựa theo cơ sở kết quả đánh giá hay

phân loại của tổ chức này.

Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính dựa vào số tiền gửi bình quân của tiền gửi bảo hiểm tại tổ chức

tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính và nộp định kỳ vào hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham

gia bảo hiểm tiền gửi cần phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho các tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất

là ngày 20 tháng đầu tiên trong quý kế tiếp

Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi.

2.3 Trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Thời điểm phát sinh các nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm sẽ được phát sinh và tính từ thời điểm ngân hàng nhà nước gửi

văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hay chấm dứt áp dụng hay văn bản không áp dụng những

biện pháp phục hồi về khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức đang tham gia bảo

hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng bị phá sản hay là ngân hàng nhà nước Việt Nam có văn bản

xác định chi nhánh nhân hàng nước ngoài là tổ chức đang tham gia vào bảo hiểm tiền gửi nhưng

mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Thời hạn chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Trong thời gian 60 ngày tính từ thời điểm phát sinh về nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm

tiền gửi sẽ có trách nhiệm chi trả tiền bảo hiểm cho người tham gia vào bảo hiểm tiền gửi.

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Hạn mức chi trả tiền bảo hiểm chính là số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ trả cho tất cả những

khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người ở tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi khi có phát

sinh nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi hiện nay cũng được quy định ở quyết định 32/2021/QĐ – TTg: số

tiền tối đa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tính cả tiền gốc và lãi của một người ở tổ chức bảo hiểm tiền

khi có phát sinh nghĩa vụ trả là 125.000.000 đồng.

Xử lý về số tiền gửi vượt quá hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

Số tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi sẽ gồm có tiền gốc + lãi vượt quá mức trả tiền bảo hiểm

và sẽ được giải quyết trong quá trình xử lý tài sản của tổ chức tham gia vào bảo hiểm tiền gửi đúng

theo quy định

  1. 04 khoản chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào “chi phí”

Căn cứ theo quy định ở Khoản 2 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT – BTC quy định rõ về những

khoản chi bảo hiểm tiền gửi như sau:

– Chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chính là những khoản chi phí liên quan đến hoạt động bảo

hiểm tiền gửi Việt Nam, tuân thủ đúng theo nguyên tắc phù hợp giữ thu nhập và chi phí, có đầy đủ

hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định Pháp luật, nằm trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng

nhà nước Việt Nam thẩm định vào mỗi năm. Việc xác định chi phí sẽ được thực hiện đúng theo chuẩn

mực kế toán, phù hợp với quy định của pháp luật liên quan

– Những khoản bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được phép hạch toán vào chi phí gồm:

Những khoản tiền phạt về hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt đúng theo quy định

Pháp luật đưa ra.

Những khoản chi không có liên quan đến hoạt động Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, những khoản chi

không có hóa đơn hay chứng từ hợp lệ.

Những khoản chi từ các nguồn kinh phí khác đài thọ.

Những khoản chi không hợp lệ, hợp lý khác.

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa Có những khoản chi bảo hiểm nào không được hạch toán vào chi phí? Bài viết sau đây sẽ giúpcác bạn giải đáp
Học kế toán tại thanh hóa
  1. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định

Căn cứ theo quy định Điều 2 Thông tư 312/2016/TT – BTC quy định về nguyên tắc quản lý tài chính:

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính của nhà nước và được hoạt động theo mô hình

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chính nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư

cách về mặt pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng đúng theo quy định pháp luật Việt Nam,

hoạt động trên tinh thần không vì mục tiêu về lợi nhuận luôn bảo đảm an toàn cho nguồn vốn và

tự bù đắp khoản chi phí.

Nguồn thu bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ được miễn nộp những loại thuế đúng theo quy định Pháp luật.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung vào hệ thống, thực hiện thu – chi và quyết toán

tài chính đúng theo nội dung quy định của Pháp luật.

  1. Những khoản chi phí bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Căn cứ theo quy định Khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT – BTC được sửa đổi tại Khoản 8, khoản

9 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT – BTC quy định về khoản chi chi bảo hiểm tiền gửi VN:

– Chi trả lãi tiền vay đối với những khoản vốn vay trong trường hợp vốn bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

tạm thời không đủ để thực hiện chi trả đúng theo quy định.

– Chi phí cho dịch vụ thanh toán và ủy thác.

– Chi phí liên quan đến quá trình kiểm soát đặt biệt, tham gia vào quản lý, thanh lý những tài sản của

tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

– Chi trả về phí dịch vụ thu nợ cho những khoản nợ quá hạn khó đòi hay những khoản nợ bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia vào việc thanh lý tài sản của những tổ chức khi tham

gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản đúng theo quy định Pháp luật.

– Chi phí chênh lệch về tỷ giá đúng theo quy định tại chuẩn mực của kế toán và những quy định pháp luật.

– Chi phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hay tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Nội dung, mức chi được thực hiện đúng theo quy định Pháp luật. Tổng mức chi khoản chi này sẽ

không được vượt quá 3% tổng chi hợp lý, hợp lệ.

– Chi cho cán bộ và nhân viên.

– Chi cho hoạt động quản lý.

– Chi dự phòng rủi ro thực hiện đúng theo quy định pháp luật về việc trích lập và xử lý những khoản

dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho, tổn thất về các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi, bảo hành

sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng, dịch vụ tại doanh nghiệp.

– Chi về tài sản.

– Và những khoản chi khác.

Trên đây là bài viết hướng dẫn các khoản bảo hiểm không được hạch toán vào chi phí,

kế toán ATC cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Học kế toán tại thanh hóa Có những khoản chi bảo hiểm nào không được hạch toán vào chi phí? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề
Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC

DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC

Địa chỉ:

Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa

 ( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)

Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368

Học kế toán thuế tại Thanh Hóa

Trung tam ke toan hang dau tai Thanh Hoa

Lop dao tao ke toan tot nhat o Thanh Hoa

 

  • Học Kế Toán Tốt nhất ở Thanh Hóa
  • Trung tâm đào tạo kế toán tại Thanh Hóa
  • Lớp đào tạo Tin học ở Thanh Hóa
  • Học tin học văn phòng ở Thanh Hóa

?  Trung tâm kế toán thực tế – Tin học ATC

☎   Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

?  Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).